Dấu Hiệu Nhận Biết Tôm Khỏe Và Tôm Bệnh

Nhận biết tôm khỏe và tôm bệnh qua quan sát bên ngoài

 

CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT GIỐNG THỦY SẢN NAM MỸ

Tôm khỏeTôm bệnh
Màu sắc cơ thểThường có màu xanh lá cây.Tôm có thân màu đỏ có thể là do nhiễm vi rút GAV, bị nhiễm khuẩn nên rối loạn sắc tố.

Những con tôm vị nhiễm vi rút đốm trắng thì xuất hiện đốm trắng trên vỏ đầu ngực.

Tôm có màu xanh da trời có thể là do dinh dưỡng kém hoặc nhiễm vi rút MBV.

Màu sắc của mang tômMang tôm khỏe thường rất sạch, có màu xanh đậm.Thường có màu nâu đen (do cặn bẩn của các vi sinh vật thải ra bám vào mang).

Hoặc mang có màu xanh có thể là do môi trường nước có nhiều tảo lục và tảo lam.

Vỏ tômTôm khỏe có vỏ cứng, chứa nhiều can-xi.Vỏ tôm bệnh mềm dẫn đến các vi khuẩn gây bệnh dễ dàng xâm nhập vào.

Nếu thấy vỏ tôm có màu xanh lá và nhớt thì có thể do nhiễm ký sinh trùng Protozoa.

Cơ tômCơ chắc, thịt đầy vỏ.Những con tôm có cơ co lại, làm rỗng vỏ thì do ăn ít hoặc không ăn kéo dài.

Ngoài ra, tôm bị bệnh cũng có thể do nhiều tác nhân khác.

Độ linh hoạtTôm bám thành tốt, hoạt động linh hoạt, phản xạ nhanh.

Khi bơi đuôi tôm xòe ra, cặp râu lúc nào cũng khép kín.

Tôm bệnh thường lờ đờ, thiếu linh hoạt, phản xạ chậm.

 

Nhận biết tôm khỏe và tôm bệnh qua dấu hiệu bên trong cơ thể

 

CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT GIỐNG THỦY SẢN NAM MỸ

 

 

Tôm khỏeTôm bệnh
Quan sát đường ruộtRạch đôi cơ thể tôm, thấy ruột đầy thức ăn là tôm khỏe.Rạch ra thấy ruột rỗng từng đoạn hoặc toàn bộ thì là mắc bệnh ăn ít hoặc không ăn.
Quan sát màu phân tômPhân tôm có màu xanh đen, xám đen, hồng ở tôm nhỏ, màu nâu ở tôm lớn.Phân có màu trắng, đỏ có thể do nhiễm khuẩn. Nhưng cũng có thể do tôm ăn một loại thức ăn nào đó nên mới có màu phân như vậy.